TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN PHÚ NINH
x
Trang chủGiới thiệuTin tức sự kiệnThông tin tuyên truyềnVăn bảnHỏi đáp pháp luật

Liên kết bổ ích

  • Lịch công tác tuần
  • Hệ thống QLVB & HSCV (Q.office)
  • Thủ tục hành chính
  • Cải cách hành chính
  • Xử lý vi phạm hành chính
  • Danh bạ điện thoại
  • Email công vụ

Vản bản mới

Về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2025
V/v phát động tham gia Cuộc thi trực tuyến ‘Tìm hiểu pháp luật năm 2024”
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật năm 2024”
Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2024
Về việc ban hành quy trình giải quyết thủ tục hành chính: đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến
Công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022
KH_lay_y_kien_Nhan_dan_ve_Luat_dat_dai_sua_doi.signed.pdf

Video tuyên truyền pháp luật

  • Hướng dẫn triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia
  • Bai 3- Kỹ năng tiếp nhận, phân tích và phản hồi thông tin báo chí trong thực hiện PBGDPL
  • Bài giảng giới thiệu những điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020

Liên kết web

huyenphuninh
Copy1 of VanBanPhapLuat
Copy3 of vanbanphapluat
lk1
lk2
lk5
lk6

Thống kê truy cập

Hiện có 14 khách Trực tuyến

Web Counters

Xử lý vi phạm hành chính
Bộ câu hỏi tình huống và giải đáp pháp luật về Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; Phòng chống bạo lực gia đình (kỳ
Thứ ba, 18 Tháng 3 2025 00:00

Câu 4. Do nghi ngờ vợ ngoại tình với người khác, trong những lần hai vợ chồng cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con hàng xóm xung quanh nghe thấy. Không chịu nổi cách hành xử của chồng, vợ anh đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ sống ly thân, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ đang công tác, photo, phát tán thư ở khu dân cư nơi vợ chồng anh cư trú nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chị. Hành vi nêu trên của anh A có phải là hành vi bạo lực gia đình không? Hành vi đó sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi nói xấu vợ với những người xung quanh, phát tờ rơi nói xấu bôi nhọ danh dự vợ của anh A là hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 quy định về  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình sẽ bị xử phạt như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c, khoản 2 Điều này.”

Vậy, trong trường hợp nêu trên anh A sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời buộc xin lỗi công khai vợ và buộc thu hồi những tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh... đã phát tán với mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của vợ.

Câu 5: Sau khi ly hôn, chị H được quyền nuôi 2 con nhỏ, còn anh T phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho các con theo quyết định của tòa án. Tuy nhiên, nhiều tháng qua anh T không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mặc dù chị H đã nhiều lần yêu cầu. Vậy hành vi của anh T có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không? Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về việc vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này”.

Vậy, việc anh Anh T không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con theo quyết định của tòa án là hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo phán quyết của tòa án.

Câu 6: Anh A đang cư trú tại xã B cho biết là anh đã kết hôn với chị C đã sinh được 1 bé gái 4 tuổi. Do bất đồng trong tình cảm vợ, chồng dẫn đến ly hôn đến nay được 2 năm. Theo quy định của pháp luật thì anh A trợ cấp hàng tháng đầy đủ tiền để chị C nuôi con. Tuy nhiên chị C chỉ cho phép anh A gặp con nhưng không cho phép ông bà nội găp con. Vậy anh A hỏi trong trường hợp sau khi ly hôn vợ anh có quyền cấm việc chăm nom chăm sóc của ông bà nội đối với cháu không? hành vi ngăn cản ông, bà thăm nom cháu sau khi ly hôn sẽ bị xử lý hành chính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Ngoài ra, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cha có quyền đến thăm con sau khi vợ chồng ly hôn mà vợ không được quyền ngăn cấm điều đó.

Sau khi ly hôn vợ có được quyền cấm việc thăm nom chăm sóc của ông bà nội đối với cháu không?

Theo quy định Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về các hành vi bạo lực gia đình, cụ thể bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

- Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

- Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

- Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

Như vậy, hành vi ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, người được quyền nuôi con sau khi ly hôn không được quyền cấm việc gặp gỡ giữa những người thân trong gia đình.

Hành vi ngăn cản ông, bà thăm nom cháu sau khi ly hôn sẽ bị xử lý hành chính như thế nào?

Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:

Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi ngăn cản quyền thăm non, chăm sóc giữa ông, bà và cháu sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

                                                                                                         Phòng Tư pháp huyện Phú Ninh

 

 

 
Bộ câu hỏi tình huống và giải đáp pháp luật về Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; Phòng chống bạo lực gia đình (kỳ
Thứ hai, 03 Tháng 3 2025 00:00

Câu 1: Nhà chị X ở trong khu dân cư thường xuyên mất điện cả ngày lẩn ban đêm.  Cứ mất điện nhà anh B bật máy phát điện. Cứ mỗi lần mất điện là họ bật máy phát điện. Đôi lúc khu dân cư của chị cúp điện thường xuyên vào ban đêm và họ bật máy phát điện cả đêm, mọi người xung quanh không ngũ được. Nhiều người góp ý, những họ không sửa. Vậy trong trường hợp này anh B có bị xử phạt vi phạm hành chính không?  

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, anh B có hành vi mở máy phát điện gây ồn vào thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Câu 2: Tại khu dân cư của chị A có gia đình của anh C cú mỗi tối thứ 7 hàng tuần là gia đình anh tổ chức nhậu và hát karaoke đến 01 giờ sáng ngày hôm sau. Gây tiếng ồn ảnh hưởng giấc ngủ của mọi người xung quanh. Việc này cũng được cơ quan chức năng nhắc nhỡ, nhưng gia đình anh C chưa khắc phục. Vậy trong trường hợp này gia đình anh C sẽ bị phạt mức phạt của cá nhân hay tổ chức? 

Trả lời:

- Gia đình hát karaoke gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo cá nhân hay tổ chức?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

d) Đơn vị sự nghiệp;

đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

e) Tổ hợp tác.

4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.

Căn cứ theo quy định hiện hành, gia đình không được xem là tổ chức để xử phạt vi phạm hành chính khi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung. Chính vì vậy, trường hợp gia đình hát karaoke gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt của cá nhân.

- Gia đình hát karaoke gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, hành vi gia đình anh C hát karaoke gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt dành cho cá nhân. Mức phạt tối đa đối với hành vi này là 1.000.000 đồng.

                                                               Phòng Tư pháp huyện Phú Ninh

 
Hỏi đáp pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (kỳ 1)
Thứ năm, 07 Tháng 12 2023 10:33

Câu 1.  Đối tượng bị xử phạt VPHC theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP là những đối tượng nào?

Trả lời:

Theo Điều 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác:
 Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).

Câu 2.  Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất? Vậy những hành vi nào được coi lấn đất?
Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Câu 3.  Theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi nào là hành vi chiếm đất?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP: Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Câu 4.  Như thế nào là hành vi hủy hoại đất bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 91/2019:

Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án ầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;

c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;

d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Câu 5. Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả nào được áp dụng khi XPVPHC trong lĩnh vực đất đai?
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

  1. a)Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  2. b)Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:
3.1 Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;

3.2 Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;

3.3 Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

3.4 Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;

3.5 Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;

3.6 Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;

3.7 Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;

3.8 Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;

3.9 Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;

3.10 Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;

3.11 Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;

3.12 Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
3.13 Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Nghị định này.
3.14 Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Nghị định này;
3.15 Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
3.16 Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định của Nghị định này;
3.17 Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất theo quy định.

Câu 6.  Nghị định số 91/2019/NĐ-CP lần đầu quy định về việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, vậy đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì số lợi bất hợp pháp được xác định như thế nào?
Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:
Trường hợp sử dụng đất sang mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng giá trị chênh lệch của loại đất trước và sau khi vi phạm tính trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian vi phạm (kể từ thời điểm bắt đầu chuyển mục đích sử dụng đất đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính). Giá đất của loại đất trước và sau khi vi phạm được xác định bằng giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhân (x) hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm chuyển mục đích (đối với giá của loại đất trước khi vi phạm) và tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (đối với giá của loại đất sau khi chuyển mục đích). 
Số lợi có được do chuyển mục đích sử dụng đất được tính bằng công thức sau:

Số lợi có được do vi phạm

=

Giá trị của diện tích đất vi phạm theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất (G2)

-

Giá trị của diện tích đất vi phạm theo loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất (G1)

x

Số năm vi phạm

Tổng thời gian sử dụng đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất thuộc chế độ sử dụng có thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm

 

G (1,2)

=

Diện tích đất vi phạm

x

Giá đất cụ thể xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

 
Loại đất trước khi vi phạm được xác định căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất. Loại đất sau khi vi phạm được xác định theo hiện trạng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Câu 7. Số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm lấn, chiếm đất được xác định như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng giá trị của phần diện tích đất lấn, chiếm trong thời gian vi phạm (kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất lấn, chiếm đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính), tính theo giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với loại đất đang sử dụng sau khi lấn, chiếm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Công thức cụ thể được tính như sau:

Số lợi có được do vi phạm

=

Diện tích đất vi phạm

x

Giá đất cụ thể xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

x

Số năm vi phạm

Tổng thời gian sử dụng đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất đang sử dụng thuộc chế độ sử dụng đất có thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm

 
Câu 8.  Số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không có đủ điều kiện được tính như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?
Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Trường hợp chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng giá trị chuyển quyền sử dụng đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã chuyển quyền, nhưng không thấp hơn giá trị tính theo giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Công thức cụ thể được tính như sau:

Số lợi có được do vi phạm

=

Diện tích đất vi phạm

x

Giá đất

x

Số năm vi phạm

Tổng thời gian sử dụng đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất chuyển quyền thuộc chế độ sử dụng đất có thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm

 Câu 9.  Trường hợp người vi phạm cho thuê lại quyền sử dụng đất không đủ điều kiện thì số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm được tính như thế nào?
Trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP: Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng giá trị cho thuê, cho thuê lại đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã cho thuê, cho thuê lại đất, nhưng không thấp hơn giá trị tiền thuê đất tính theo đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhân (x) với diện tích đất cho thuê, cho thuê lại (x) với số năm đã cho thuê, cho thuê lại (trong đó giá đất xác định cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất).

                                                                                                                                                                                                 Phòng Tư pháp huyện Phú Ninh

 
Phú Ninh kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện
Thứ năm, 23 Tháng 9 2021 08:55

Thực hiện Kế hoạch của UBND huyện Phú Ninh về thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính năm 2021, từ ngày 17/8/2021 đến ngày 31/8/2021, Đoàn kiểm tra của huyện đã tiến hành kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện

 
Một số hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng chống dịch Covid-19, mức xử phạt và căn cứ pháp lý
Thứ năm, 22 Tháng 7 2021 08:50

Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, toàn hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân đã khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Tuy nhiên vẫn còn một số cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nói chung và dịch bệnh Covid-19 nói riêng. Trước tình hình diễn biến phức tạp của đợt dịch Covid -19 hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhằm góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn hiện nay; Phòng Tư pháp huyện tổng hợp một số hành vi vi phạm cụ thể và chế tài xử lý theo quy định như sau:

 


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN PHÚ NINH

Trụ sở: Khối phố Tam Cẩm - Thị trấn Phú Thịnh - huyện Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0235.3602666 | Website: www.tuphapphuninh.gov.vn - Designed by Netlinkvn.com

Ghi rõ nguồn www.tuphapphuninh.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này